Du Lịch Bình Định - Văn Hóa Làng Dệt Thổ Cẩm Nổi Tiếng

Huyện Vĩnh Thạnh là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc người Bana. Nơi đây vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc thiểu số, trong đó phải kể đến làng nghề dệt thổ cẩm Hà Ri, Bình Định được đông đảo du khách tour du lịch Bình Định biết đến.


Làng nghề dệt thổ cẩm Hà Ri


Làng Hà Ri thuộc xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định cách thành phố Quy Nhơn khoảng 80 km, có gần 110 hộ với trên 470 nhân khẩu. Ở đây vẫn còn lưu giữ được một nghề truyền thống lâu đời và khá nổi tiếng là làng nghề dệt thổ cẩm. Công việc này phù hợp những lúc rổi việc hoặc những lúc nông nhàn. Hình ảnh những chị em phụ nữ miệt mài bên khung cửi để dệt ra những tấm vải thổ cẩm đẹp nhất cho mình và cho gia đình đã lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ cho du khách trong chuyến về thăm miền đất Vĩnh Thạnh.


Làng nghề dệt thổ cẩm Hà RiNhững chị em phụ nữ miệt mài bên khung cửi để dệt ra những tấm vải thổ cẩm

Quy trình dệt thổ cẩm Hà Ri như thế nào?

Chuẩn bị nguyên liệu dệt thổ cẩm Hà Ri
Quy trình dệt thổ cẩm của người Bana được diễn ra rất công phu. Cứ vào độ tháng ba, tháng tư là bà con lên rẫy tiến hành trồng bông, đến tháng tám, tháng chín thì bông được thu hoạch. Người Ba Na không chuộng việc mua sẵn các sợi bông ở chợ để về dệt vải thổ cẩm. Quả của cây bông để phơi khô rồi kéo ra quay thành sợi.

Làng nghề dệt thổ cẩm Hà RiNguyên liệu bông để dệt thổ cẩm
Ngoài ra đồng bào còn sử dụng cây gai làm nguyên liệu để dệt. Dùng dao cạo lớp vỏ bên ngoài cây gai, đập dẹp, đem phơi khô rồi dùng tay xé nhỏ, xoắn hai, ba sợi lại rồi đem ngâm với nước vo gạo cho sợi kết lại. Sợi được ngâm với thuốc nhuộm là những cây, quả hay củ ở trong rừng tạo nên những màu sắc riêng biệt.

Tiến hành dệt thổ cẩm Hà Ri
Công cụ không thể thiếu trong quá trình dệt chính là khung dệt được làm bằng gỗ. Khi dệt, một con thoi hình lưỡi dao và một thanh gỗ để đạp nhằm làm căng tấm vải trong quá trình dệt.

Làng nghề dệt thổ cẩm Hà RiKhung dệt được làm bằng gỗ
Người Bana chọn màu đen làm tông chủ đạo kết hợp với những gam màu đỏ, trắng, vàng, xanh non. Giai đoạn tạo hình dáng, họa tiết, hoa văn và màu sắc được xem là khó nhất, yêu cầu những người có kinh nghiệm đảm nhận. Còn khâu dệt vải dành cho các thiếu nữ trẻ tuổi, nhanh tay và lẹ mắt. Họa tiết trên trang phục của người Bana là những nét hoa văn nhỏ li ti xếp chồng lên nhau tạo nên độ tương phản ấn tượng mạnh mang lại nét đẹp hồn nhiên, thanh khiết như bản chất của núi, rừng và non nước làm cho du khách du lịch Bình Định ai nấy cũng đều trầm trồ khen ngợi khi được tận mắt thấy.

Làng nghề dệt thổ cẩm Hà RiPhần dệt họa tiết yêu cầu những người có nhiều kinh nghiệm
Tận dụng những lúc rãnh rỗi muốn dệt một tấm chăn hay một tấm vải để may một bộ trang phục mất cả tháng trời. Còn dệt ròng mất khoảng liên tục từ 4 – 5 ngày. Ngoài những sản phẩm phục vụ cho mục đích trong gia đình, người Bana còn dệt ra những sản phẩm khác như túi xách, ví, khăn trải bàn, khăn quàng cổ… được nhiều du khách ưa chuộng bởi sự tinh xảo, bền chắc. Có cơ hội du lịch đến làng dệt thổ cẩm Hà Ri, du khách nên ghé thăm trải nghiệm và khám phá đồng thời nhất định phải mang về cho mình một vài sản phẩm thủ công tinh xảo này về làm quà cho người thân và bạn bè.



Làng nghề dệt thổ cẩm Hà RiNhững sản phẩm của đồng bào dân tộc Bana
Hiện nay, làng nghề dệt thổ cẩm Hà Ri đang dần dần mai một. Sở dĩ những người đã trên bốn mươi tuổi ở làng, những lúc rãnh rỗi, nông nhàn, hết việc nhà thì ngồi vào dệt. Do đó, có khi một tấm vải áo dệt hàng tháng trời vẫn còn nằm dở dang trên khung cửi. Hiểu được vấn đề đó, tỉnh nên tạo cơ hội và xây dựng làng nghề dệt thổ cẩm ở Hà Ri ngày càng phát triển để thu hút khách du lịch.

Du khách phượt du lịch Bình Định có thể ghé thăm làng nghề dệt thổ cẩm và mua một số sản phẩm lưu niệm. Đồng thời làng Hà Ri được thiên nhiên ưu đãi với phong cảnh hữu tình trở thành một địa chỉ hấp dẫn với du khách.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Biểu mẫu liên hệ